NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN NIỀNG RĂNG

Niềng răng là giải pháp thẩm mỹ răng được nhiều Khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, thời gian thực hiện của phương pháp này nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng.

Thời gian niềng răng trung bình thường là bao lâu?

Thông thường, thời gian niềng răng trung bình tính từ ngày bắt đầu đeo niềng cho đến khi tháo niềng hoàn toàn là khoảng 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, thời gian niềng răng còn tùy thuộc vào các yếu tố khác. Do đó, để biết tình trạng răng của mình niềng răng mất bao lâu thời gian, khách hàng nên trực tiếp đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn một cách chi tiết và chính xác nhất.

So với những phương pháp chỉnh nha phục hình khác, niềng răng có thời gian điều trị kéo dài, cần sự kiên trì của khách hàng và thực hiện, theo dõi bởi các bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm. Tùy vào cấu tạo răng, mong muốn về thời gian của khách hàng mà các bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể thay thế niềng răng bằng phục hình răng sứ trên răng thưa, răng mọc lệch,… đảm bảo tính thẩm mỹ mà vẫn tiết kiệm thời gian, tiền bạc.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng

Độ tuổi niềng răng

– Từ 9-12 tuổi được xem là độ tuổi niềng răng tốt nhất

– Đây là yếu tố đầu tiên được nhắc tới mỗi khi ai có nhu cầu thực hiện niềng răng. Theo như những lời khuyên của các bác sĩ thì chúng ta nên thực hiện việc niềng răng trong độ tuổi từ 9-12.

– Đây là giai đoạn hàm răng vẫn còn đang phát triển vì vậy việc niềng răng sẽ rất dễ dàng và các khớp cắn được thực hiện một cách tốt nhất. 

Từ 9-12 tuổi được xem là độ tuổi niềng răng tốt nhất

Mức độ sai lệch nặng hay nhẹ

– Đây là một trong những điều quyết định trực tiếp niềng răng trong bao lâu. Nếu chúng ta bị răng hô, móm, khấp khểnh, thưa, thiếu răng bẩm sinh và sai lệch khớp cắn: khớp cắn hở, cắn chéo, cắn sâu, cắn đối đỉnh…nhẹ, thì sẽ niềng răng nhanh.

– Ngược lại, những trường hợp răng và khớp cắn sai lệch nặng, phức tạp, đòi hỏi phải nhổ răng, khung xương hàm yếu. Chắc chắn phải cần nhiều thời gian, để bác sĩ có thể nắn chỉnh và sắp xếp về đúng vị trí trên cung hàm.

Mức độ sai lệch nặng hay nhẹ là một trong những điều quyết định trực tiếp niềng răng trong bao lâu

Trình độ tay nghề bác sĩ

Bác sĩ luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chính xác thời gian niềng răng. Bởi bác sĩ là người chuẩn đoán chính xác cũng như tư vấn chọn phương pháp, kế hoạch niềng răng chính xác. Dự đoán hướng dịch chuyển của răng. Giúp quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả, kết thúc đúng thời gian dự định.

Bác sĩ luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chính xác thời gian niềng răng

Tái khám định kỳ và thói quen ăn uống

– Thời gian niềng răng không chỉ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, độ tuổi mà còn phụ thuộc vào thói quen ăn uống cũng như việc tái khám định kỳ của bạn. Trong quá trình niềng răng, thường sẽ khoảng từ 4 – 6 tuần bạn sẽ đến nha khoa tái khám 1 lần. Nếu bạn thường xuyên phải đi công tác xa hoặc đi du học, không có thời gian đến nha khoa tái khám thường xuyên thì nên niềng răng Invisalign. Phương pháp niềng Invisalign có thể giảm thiểu số lần tái khám. Bác sĩ có thể theo dõi quá trình chỉnh nha của bạn qua hình ảnh, video.

Trong quá trình niềng răng, bạn nên hạn chế ăn đồ quá cứng, quá dai, dẻo

– Đồng thời, trong quá trình niềng răng, bạn nên hạn chế ăn đồ quá cứng, quá dai, dẻo. Vì những đồ ăn này có thể khiến mắc cài dễ bị bung tuột. Nếu mắc cài bị bung, tuột mà bạn không đến nha khoa gắn ngay được thì sẽ ảnh hưởng đến việc niềng răng của bạn. Chế độ ăn uống hợp lý và chăm sóc răng miệng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian niềng răng của mình.

Giai đoạn niềng răng bằng phương pháp mắc cài mất bao lâu?

Tổng quan về phương pháp niềng răng mắc cài, đây là phương pháp niềng răng truyền thống. Có khả năng điều trị nhiều các trường hợp ca bệnh khác nhau. Mấu chốt của việc tác động lực lên các răng đó là do tay nghề của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dùng tay để kéo và nắn chỉnh dây cung theo khuôn hàm lý tưởng. Công đoạn còn lại, đó là mắc cài cố định trên răng sẽ dịch chuyển trên khuôn dây cung đã được chỉnh đúng và kéo theo những chiếc răng về đúng khung hàm.

Quá trình niềng răng mắc cài

Ngoài các công đoạn như thăm khám tổng quan, gắn mắc cài. Thì các giai đoạn nắn chỉnh khi đeo mắc cài được chia ra làm 4 giai đoạn như sau:

+ Bước 1: Sắp xếp răng

Trong giai đoạn này, các bác sĩ thay liên tục các dây cung, từ nhỏ cho đến lớn. Mục đích là để dàn thẳng răng thành hàng. Thời kỳ này có thể kéo dài vài tháng tùy theo mức độ lệch lạc của răng.

+ Bước 2: Điều chỉnh trục

Đây là lúc các bác sĩ sẽ nắn, kéo, đóng khoảng răng thưa của bệnh nhân. Đây là giai đoạn đòi hỏi sự khéo léo cũng như kinh nghiệm của bác sĩ. Giai đoạn này kéo dài khá lâu. Trong thời kỳ này, bệnh nhân sẽ cảm thấy hàm ê buốt và đau nhức khó ăn uống.

+ Bước 3: Điều chỉnh khớp cắn sai lệch

Sau khi các răng đã được nắn chỉnh hoàn hảo sẽ là tới công đoạn điều chỉnh khớp cắn chuẩn. Đây cũng là bước đi quan trọng trong quy trình niềng răng, bởi khớp cắn nếu bị chỉnh không khớp sẽ dẫn đến các biến chứng về sau. Khớp cắn chuẩn sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ dàng khi ăn nhai.

+ Bước 4: Thời gian niềng duy trì

Đeo hàm duy trì giúp giữ cho hàm răng sau nắn chỉnh được đẹp lâu hơn. Thời gian đeo niềng duy trì sẽ do bác sĩ phụ trách chỉ định. Thông thường, hàm duy trì chỉ cần đeo vào buổi tối. Bạn có thể đeo mỗi tối khi đi ngủ. Hoặc chỉ đeo 1 – 2 tối trong 3 – 6 tháng.

Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về thời gian niềng răng và những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết!