Cười hở lợi

Cười hở lợi là tình trạng có thể gặp phải ở nhiều người. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng xét về mặt thẩm mỹ, khiến cho nụ cười trở nên kém thu hút. Đặc biệt hơn, người xưa còn cho rằng cười hở lợi ảnh hưởng đến vận mệnh tương lai. Vậy cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi là khi một người cười, phần lợi chân răng bị hở ra ngoài. Thông thường, khoảng cách từ chân răng tới viền môi trên khi cười nếu lộ ra vượt quá 3mm sẽ được cho là cười hở lợi.

Cười hở lợi
Cười hở lợi

Có người lại khép môi vừa đủ, có người lại vén quá mức khiến hở nướu răng, Có người bị hở toàn bộ nướu lợi lộ ra ngoài khi cười hoặc hết cỡ tùy theo mức độ.

Nguyên nhân gây cười hở lợi:

Có 4 nguyên nhân chính:

  • Do răng gây ra: Nếu chiều cao của răng quá ngắn sẽ tạo ra sự không tương xứng giữa chiều cao răng với lợi. Cho nên khi cười, dù cơ nâng môi hoàn toàn bình thường nhưng khi môi kéo lên thì sẽ khiến lợi lộ ra.
  • Do nướu: Có 3 tình huống:

+ Lợi phát triển mạnh bẩm sinh khiến cho lợi dài và dày nên cười dễ bị lộ.

+ Lợi bám thấp, chiếm quá nhiều chiều cao thân răng tính từ gốc răng.

+ Lợi phì đại do sang chấn từ các bệnh lý như viêm lợi,…

  • Do xương hàm gây ra: có 2 trường hợp

+ Vòm xương hàm phát triển quá mạnh, đưa ra ngoài nhiều dẫn đến tình trạng cười vừa vâu, vừa hở lợi.

+ Xương ổ răng quá dày và gồ khiến cho nướu bị đẩy ra trước.

  • Do môi gây ra: Khi trường lực cơ vòng môi quá lớn nên khi cười, môi bị kéo lên cao hơn bình thường khiến lợi hở ra.

Có bao nhiêu mức độ cười hở lợi

Cười hở lợi có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ tới nặng, cụ thể như:

  • Cười hở lợi nhẹ: Là trường hợp khi cười phần nướu sẽ hiện nhiều hơn 3mm, nhưng ít hơn 25% chiều dài của răng.
  • Cười hở lợi trung bình: Là khi cười phần nướu hiện nhiều hơn 25%, nhưng ít hơn 50% chiều dài của răng.
  • Cười hở lợi nặng : Nếu khi cười, phần nướu hiện nhiều hơn 50% nhưng ít hơn 100% chiều dài của răng thì đây là tình trạng hở lợi nặng.
  • Cười hở lợi nghiêm trọng: Biểu hiện ở trường hợp khi cười phần nướu hiện nhiều hơn 100% chiều dài của răng, thậm chí đôi khi bạn không nhìn thấy răng do nướu che lấp gần hết.
4 mức độ cười hở lợi thường gặp
4 mức độ cười hở lợi thường gặp

Cách điều trị cười hở lợi

Việc điều trị cười hở lợi tùy thuộc vào nhóm nguyên nhân, do đó việc khám xét kỹ lưỡng để đánh giá nguyên nhân là vô cùng quan trọng.

  • Điều trị cười hở lợi do răng ngắn, lợi phát triển quá phát

Đối với trường hợp này, cách khắc phục cười hở lợi vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện phương pháp cắt lợi thẩm mỹ. Hiện nay cắt lợi hay chúng ta thường gọi là phẫu thuật cười hở lợi thực chất là 1 loại tiểu phẫu và có 2 cách thực hiện: cắt lợi bằng dao, cắt lợi bằng máy laser chuyên dụng. Với một số trường hợp không chỉ lợi mà còn cả phần xương che lấp thân răng của bạn thì sẽ không thể thực hiện cắt lợi bằng laser vì có thể sẽ gây tái phát sau khi thực hiện. Để xác định bạn có phải trường hợp lợi che lấp thân răng hay không bạn cần được chụp Xquang thì mới có thể xác định và lựa chọn được cách thực hiện phù hợp.

  • Điều trị cười hở lợi do hàm hô, xương ổ hàm trên quá phát triển

Nha sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật hạ bớt phần xương ổ gồ cao, đưa phần môi trên của bạn về đúng vị trí và bạn sẽ hết cười hở lợi

  • Điều trị cười hở lợi do cường cơ môi

Những trường hợp này sẽ sử dụng phương pháp chỉnh nha (niềng răng). Thực hiện niềng răng sẽ vừa điều chỉnh răng, lợi và vừa điều chỉnh phần hàm bị hô. Với phương pháp này, nha sĩ sẽ thực hiện kết hợp nhổ răng và gắn mắc cài niềng răng giúp điều chỉnh, sắp xếp lại răng cho hợp lý. Do đó phần lợi được kéo vào sẽ không còn hiện tượng cười hở lợi.

Để biết chính xác trường hợp của bạn nên lựa chọn phương pháp điều trị nào, hãy đến Nha Khoa Bảo Việt để được khám, tư vấn miễn phí bởi đội ngũ bác sĩ phẫu có kinh nghiệm bạn nhé.

 

Khi có nhu cầu phục hình cười hở lợi hoặc tìm hiểu thêm, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Bảo Việt theo Hotline 1900 8076 – 028 2202 3999 hoặc có thể đăng ký tư vấn theo form dưới đây để được bác sĩ Nha khoa Bảo Việt tư vấn nhanh và chi tiết!

 

    ĐĂNG KÝ ĐẶT LỊCH


    Anh/chị gần chi nhánh nào nhất bên em?

    Bên em có thể gọi tư vấn cho Anh/chị vào giờ nào ạ?