Ghép xương răng

Ghép xương răng là gì?

Ghép xương răng là phẫu thuật thường được nha sĩ chỉ định trong trường hợp khách hàng không đủ mật độ xương để cấy ghép Implant. Kỹ thuật này nhằm bổ sung thêm xương vào vị trí bị tiêu xương. Từ đó làm ổn định cấu trúc hàm, giúp khả năng thành công khi cấy ghép Implant cao hơn.

Ghép xương răng
Ghép xương răng

Khi nào phải ghép xương răng?

Đáp án cực kỳ đơn giản, đó là khi nào thiếu xương thì sẽ ghép xương! Cụ thể các trường hợp sau:

  • Khi răng mất lâu ngày xương bị tiêu nhiều.
  • Khi răng thật trước đó bị nhiễm trùng lớn dẫn đến khuyết hổng xương.
  • Khi bị tai nạn gãy răng, gãy luôn một phần xương.
  • Hoặc có khi do cơ địa, xương vốn mỏng, yếu hoặc ít.
Xương hàm bị tiêu do mất răng lâu ngày
Xương hàm bị tiêu do mất răng lâu ngày

Đối tượng chống chỉ định ghép xương răng

  • Người mất răng toàn hàm.
  • Người mắc bệnh toàn thân như: suy giảm miễn dịch, đã hóa trị hoặc xạ trị, tiểu đường chưa kiểm soát, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu…
  • Người nghiện các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
  • Đang mắc bệnh răng miệng.

Hiện nay có những loại xương ghép nào?

Về vấn đề sinh học, xương ghép được chia làm 4 loại: xương tự thân, xương đồng loại, xương dị loại và xương tổng hợp.

Xương tự thân

Được lấy từ chính cơ thể của bạn, xương được lấy từ vùng cằm, vùng góc hàm hoặc vùng mào chậu. Xương được lấy có thể là một khối hoặc được nghiền nhỏ thành xương bột. Về mặt hiệu quả, xương tự thân là loại xương ghép mang lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên phải phẫu thuật nhiều nơi (vùng ghép xương và vùng lấy xương) nên gây nhiều đau đớn.

Xương đồng loại

Là xương người được khử khoáng và khử kháng nguyên. Ngày nay, xương đồng loại và dị loại được phát triển rầm rộ, những cải tiến liên tục đã giúp ghép xương răng đồng loại mang lại hiệu quả rất cao.

Xương dị loại

Là xương được lấy từ loại động vật khác, trong ghép xương trồng implant, xương dị loại thường là xương bò khử kháng nguyên và khử khoáng.

Xương tổng hợp

Là xương hóa học, được làm từ những vật liệu nhân tạo Calcium phosphate. Đây là loại xương có thời gian thay thế lâu nhất và hiệu suất tái sinh kém nhất.

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật ghép xương răng

Ưu điểm

  • Kỹ thuật ghép xương giúp người mất răng lâu năm, bị tiêu xương lấy lại khả năng trồng răng Implant.
  • Ghép xương giúp trụ Titanium bám chắc chắn với xương hàm.
  • Tái tạo lại cấu trúc xương hàm, bảo tồn xương hàm và các răng thật.
  • Giữ được sự tươi trẻ của khuôn mặt.
  • Ngăn ngừa tiêu xương hàm.
Ghép xương giúp trụ Titanium bám chắc chắn với xương hàm
Ghép xương giúp trụ Titanium bám chắc chắn với xương hàm

Nhược điểm

  • Dễ diễn ra tình trạng tiêu xương sau khi cấy, xương rất lâu cứng, thường rất rời rạc, độ kết dính cũng không cao vì thế cơ chế lành vết thương rất chậm.
  • Phần nướu nơi xương cấy vào thường không có màu đỏ hồng giống nướu thật mà nó dễ dàng chuyển sang màu thâm gây mất thẩm mỹ.
  • Mặc dù độ tương thích sinh học cao, nhưng xương nhân tạo có tính chất lý học không giống xương thật nên độ cứng của nó rất thấp.
  • Thời gian hồi phục cấy ghép xương ổ răng

Quá trình hồi phục có thể kéo dài từ 7 đến 9 tháng để xương hồi phục hoàn toàn và đủ chắc chắn để cắm implant. Trong suốt thời gian chờ, bệnh nhân được thường xuyên tái khám theo lịch. Bác sĩ sẽ ghi nhận chi tiết tiến trình nhằm phục vụ cho mục đích là cấu tạo một hệ thống hỗ trợ lý tưởng cho răng phục hình, đảm bảo chúng không những thẩm mỹ mà còn bền chắc dài lâu.

 

    ĐĂNG KÝ ĐẶT LỊCH


    Anh/chị gần chi nhánh nào nhất bên em?

    Bên em có thể gọi tư vấn cho Anh/chị vào giờ nào ạ?