“Nhất đau răng nhì đau mắt” nói lên nỗi khổ của người bệnh khi mắc phải các bệnh lý vùng răng hàm mặt. Trong đó, tình trạng nhức răng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và trạng thái tinh thần một cách nghiêm trọng nhất. Vậy nguyên nhân gây nhức răng là gì?Cách điều trị ra sao?
Đau nhức răng là gì?
Đau nhức răng là tình trạng răng bị viêm nhiễm, tổn thương từ bên trong hoặc xung quanh bề mặt bên ngoài gây ra ê buốt, khó chịu. Tình trạng này có thể theo từng cơn hoặc kéo dài liên tục tùy theo từng nguyên nhân và trường hợp bệnh cụ thể. Đây là bệnh lý khá phổ biến và thường xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau.
Các triệu chứng có thể gặp khi đau nhức răng?
– Cảm giác đau răng có thể đau chói, đau âm ỉ, đau liên tục hoặc đột ngột. Ở một vài người chỉ đau khi cắn hoặc nhai.
– Chảy máu ở răng hoặc nướu.
– Sưng quanh răng.
– Nhói liên tục trong răng.
– Sốt hoặc đau đầu.
– Có vị lạ từ răng hoặc nướu.
– Hôi miệng.
Nếu bạn cảm thấy khó thở, khó nuốt đi kèm đau nhức răng, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức!
Nguyên nhân hình thành đau nhức răng
Sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới đau răng. Sâu răng là các lỗ nhỏ vĩnh viễn trong lớp ngoài cứng của răng gây ra bởi vi khuẩn do thói quen vệ sinh răng miệng sai cách, chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc các nhân tố khác.
Viêm tủy răng
Nguyên nhân chính gây ra viêm tủy là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và làm cho tủy sưng lên. Ở giai đoạn đầu của viêm tủy răng, răng bạn chỉ hơi nhạy cảm khi dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nhưng để càng lâu, cơn đau sẽ tồi tệ kèm theo nguy cơ bị mất răng.
Áp xe răng
Áp xe răng mà thường là kết quả của việc sâu răng, viêm tủy không được điều trị. Khi đó, buồng tủy bị nhiễm trùng sẽ lan rộng gây ra cảm giác đau liên tục. Nếu không được điều trị, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng kèm theo sưng tấy và gây ảnh hưởng đến chân răng.
Chấn thương răng, nứt răng
Răng của bạn có thể bị suy yếu theo thời gian do áp lực từ cắn và nhai. Lực từ cắn xuống trên một vật cứng như đá hoặc một hạt nhân bỏng ngô đôi khi có thể gây ra vết nứt trên răng.
Các triệu chứng của răng nứt có thể bao gồm đau khi cắn hoặc nhai. Nó cũng có thể là răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh hoặc thức ăn ngọt và chua. Điều trị cho tình trạng này sẽ phụ thuộc vào vị trí và hướng của vết nứt cũng như mức độ thiệt hại. Do đó cần phải có các giải pháp can thiệp như trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng
Mọc răng khôn (gây viêm quanh thân răng)
Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt trong xương hàm là nguyên nhân tạo nên những cơ đau răng răng kéo dài. Phần lớn các răng khôn đều phải nhổ bỏ để loại trừ tình trạng ê nhức do mọc răng khôn. Không chỉ gây nên cảm giác đau nhức khó chịu mà còn là nguyên nhân của hàng loạt các bệnh lý răng miệng khác do tình trạng viêm nhiễm.
Các nguyên nhân khác
Các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau răng cho bạn:
– Cơn đau bắt nguồn từ những nơi khác trên cơ thể (gọi chung là đau) do nhiễm trùng xoang, đau nửa đầu hoặc vấn đề sức khỏe khác.
– Thiếu vitamin
– Nhiễm virus, bao gồm bệnh zona thần kinh
– Bệnh tiểu đường hoặc các loại bệnh ảnh hưởng tới dây thần kinh
– Việc thường xuyên dùng đồ ngọt, thực phẩm có hàm lượng acid cao, ăn uống thiếu chất… đều ảnh hưởng đến răng làm răng nhạy cảm.
– Lạm dụng thuốc hoặc rượu
Tác động của đau nhức răng đối với sức khỏe
– Gây cảm giác khó chịu, đau đớn.
– Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày như ăn uống không ngon miệng, khó tập trung vào công việc…
– Có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm tính mạng.
Trường hợp đau nhức răng nào cần tới gặp bác sĩ sớm?
Nếu bị đau răng ở những trường hợp sau đây, bạn cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
– Tình trạng đau nhức răng kéo dài từ 1 đến 2 ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Đau răng đi kèm với đau tai, sốt, đau mỗi khi há miệng
– Đau răng kèm theo sưng mặt hoặc sưng miệng
– Cơn đau tăng lên thêm thời gian, dai dẳng và nghiêm trọng.
Biện pháp điều trị đau nhức răng
Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây đau răng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này để đưa ra cách chữa đau răng hiệu quả nhất cho người bệnh.
Sâu răng
Đối với trường hợp lỗ sâu nông trên bề mặt răng, Bác sĩ chỉ cần loại bỏ bằng cách trám răng.
Nếu chỉ đối phó với cơn đau răng bằng cách uống thuốc giảm đau nhiều ngày, vết sâu sẽ lớn lên và ăn sâu vào răng, ảnh hưởng đến tủy gây viêm tủy, bệnh nhân cần được chữa tủy răng, sau đó trám răng lại hoặc bọc răng sứ.
Viêm tủy răng
Điều trị viêm tủy răng là làm sạch ống tủy và thay vào ống tủy mới sau đó răng sẽ được trám lại. Việc điều điều trị có thể kết hợp cả điều trị chân răng (chóp răng) nếu như bị viêm.
Áp xe răng
Trong trường hợp người bệnh bị áp xe răng thường có xu hướng bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ cần phải sử dụng biện pháp rạch và cạo sạch đi hoàn toàn túi mủ. Sau đó, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà kê toa một số loại thuốc kháng sinh, kháng khuẩn và chống viêm nhiễm dạng uống giúp tình trạng răng miệng được cải thiện.Ngoài ra, nha sĩ cũng sẽ chỉ định sử dụng thêm nước súc miệng có chứa chlorhexidine để hỗ trợ cho quá trình phục hồi mô nướu. Lúc này, việc chải răng cần được thực hiện nhẹ nhàng hơn cùng với nước ấm để tránh làm ảnh hưởng đến vết thương
Chấn thương răng, nứt răng
Tùy thuộc vào mức độ thương tổn của răng mà bệnh nhân sẽ được chữa tủy và trám răng lại hoặc bọc răng sứ nếu răng bị vỡ nứt lớn.
Mọc răng khôn (gây viêm quanh thân răng)
Phần lớn các răng khôn đều phải nhổ bỏ để loại trừ tình trạng ê nhức do mọc răng khôn.
Để tìm hiểu việc đau nhứt răng là do đâu vui lòng Liên Hệ Ngay Nha khoa Bảo Việt qua số hotline 19008076 hoặc 0799008076 hoặc đặt lịch tư vấn miễn phí thăm khám.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN NGAY BÂY GIỜ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI
- Miễn phí chụp phim CT
- Miễn phí thăm khám cùng Ths.Bs Chuyên Khoa
Đặt Lịch Ngay
NHA KHOA BẢO VIỆT – Tỏa sáng nụ cười Việt
HOTLINE: 1900 8076 – 079 900 8076
Thời gian làm việc:
– Chi Nhánh 1: 215 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Q. 7
– Chi Nhánh 2: 909A Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Thuận, Q.7
– Chi Nhánh 3: 512 Kinh Dương Vương, P. An Lạc A, Bình Tân
– Chi Nhánh 4: 2/1A Phan Văn Hớn, X. Bà Điểm, H. Hóc Môn