Nâng xoang
Nếu khách hàng mất răng hàm trên quá lâu, sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm và xoang hàm bị thoái hóa. Khiến cho xoang hàm mở rộng và hạ xuống sát đỉnh sóng hàm trên. Lúc này, xương hàm không còn đủ chiều cao và diện tích cần thiết để đặt trụ Implant. Vì vậy, để cấy ghép Implant thành công, bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang.
Nâng xoang là gì?
Nâng xoang là thủ thuật y khoa làm tăng thể tích xương, giúp xương hàm đạt đủ điều kiện về chiều cao, mật độ và thể tích để thực hiện cấy ghép Implant, cho phép đặt Implant vào vùng thiếu xương tại vùng mất răng phía sau hàm trên.
Nâng xoang giúp trụ Implant tích hợp với xương và được nâng đỡ chắc chắn, giúp người mất răng lâu năm có thể thực hiện cấy ghép Implant, an tâm sử dụng đến trọn đời, vững chắc như răng thật.
Khi nào cần nâng xoang?
Bị mất răng trong của hàm lâu ngày
Sau khi bạn nhổ các răng bị nha chu hay nhiễm trùng
Cấu trúc xoang hàm xuống sát đỉnh sóng hàm trên
Những trường hợp chống chỉ định không được nâng xoang
Trường hợp xoang không lành mạnh, có nguy cơ bị viêm nhiễm, viêm xoang hơi cấp tính.
Trường hợp có sự bất thường nhẹ ở xoang (cần điều trị xoang trước khi nâng xoang).
Trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện chụp phim x-quang tổng quát đánh giá vị trí cần thực hiện. Nếu khoảng xương giữa hàm và xoang không đủ để cố định một trụ Implant thích hợp, bác sĩ sẽ tiến hành nâng xoang, ghép xương để có thể đạt yêu cầu cấy ghép.
Các phương pháp nâng xoang hiện nay
Nâng xoang hở: Phương pháp này gọi là kỹ thuật nâng xoang qua cửa sổ mặt bên, chỉ định nâng xoang hở trong trường hợp thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại dưới 3mm, đáy xoang gồ ghề, xơ dính, có vách ngăn hoặc dịch trong xoang, viêm xoang… Để thực hiện nâng xoang hở, bác sĩ sẽ lật vạt lợi, bóc rộng vạt lợi và tiếp cận thành trước xoang hàm, rồi mở một lỗ đường kính khoảng 10mm và tiến hành bóc màng xoang qua cửa sổ này để nâng đáy xoang lên. Kỹ thuật này dễ thao tác và dễ kiểm soát đáy xoang, tuy nhiên mức độ xâm lấn rộng nên thường sưng đau nhiều sau khi thực hiện.
Nâng xoang kín: Đây là kỹ thuật nâng xoang qua vị trí đặt Implant. Phương pháp này áp dụng trong những trường hợp chiều cao xương còn lại từ 4 – 8 mm. Đáy xoang hàm thuận lợi. Để thực hiện nâng xoang kín, sau khi khoan lỗ sẽ bóc tách màng xoang ra khỏi đáy xoang, sau đó cho xương nhân tạo qua lỗ này và đặt chân răng Implant. Kỹ thuật nâng xoang kín là phương pháp ít xâm lấn nên hạn chế sưng đau.
Cách chăm sóc sau khi thực hiện nâng xoang cấy Implant
Không dùng ống hút để uống nước
Không sử dụng thuốc lá, không khạc nhổ
Hạn chế hắt hơi tới mức thấp nhất
Không chải răng khu vực mới nâng xoang trong vòng 3 ngày đầu
Hạn chế di chuyển bằng đường hàng không
Hạn chế các công việc cần hoạt động mạnh ở mũi (bê vác, thổi,….)
Hy vọng thông tin bài viết sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trước khi bạn bước vào làm thủ thuật ghép xương – nâng xoang nhằm chuẩn bị cấy những implant tuyệt vời thay thế răng mất. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Nha khoa Bảo Việt để nhận được giải đáp phù hợp.