ÁP XE RĂNG Ở TRẺ EM: MỨC ĐỘ NGUY HIỂM, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Áp xe răng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều người nghĩ căn bệnh này không nguy hiểm nên khá chủ quan, tuy nhiên sự thật không phải như vậy. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân.

Áp xe răng ở trẻ em là gì?

– Bệnh lý áp xe răng ở trẻ em là một căn bệnh răng miệng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào trong quá trình phát triển răng của trẻ. 

– Áp xe răng được hiểu là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng tại vị trí chân răng hoặc giữa răng và lợi. Vị trí này sẽ xuất hiện một bọc nhỏ chứa đầy mủ viêm gây đau nhức, khó nhai nuốt ở trẻ. 

Bệnh lý áp xe răng ở trẻ em là một căn bệnh răng miệng khá phổ biến

Mức độ nguy hiểm của áp xe răng ở trẻ em

Vậy, trẻ bị áp xe răng có nguy hiểm không? Thực tế, áp xe răng tại một vị trí có thể lây lan sang các bộ phận xung quanh như nướu, lợi, hàm,… Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ như: 

– Phải bắt buộc nhổ bỏ chiếc răng đó: Trường hợp áp xe răng nặng quá, cách tốt nhất bắt buộc phải nhổ bỏ chiếc răng đó. Nếu không, dễ lây lan sang những chiếc răng còn lại.

– Nang do răng: Dịch chứa trong khoang, phát triển dưới chân răng ở trẻ.

– Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Vi khuẩn từ áp xe răng phát tán qua các mạch máu, lan tới tim nhiễm trùng, đôi khi nguy hại dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là khả năng chết người.

– Viêm tấy lan tỏa và hoại thư ở sàn miệng: Nghiêm trọng của việc áp xe răng, đó là lan rộng xuống hai bên vùng dưới của lưỡi. Không chỉ dừng ở lưỡi mà còn dưới hàm, vùng dưới cằm, đôi khi dẫn tới tử vong nếu không điều trị kịp thời và chuẩn xác.

– Áp xe não: Cứ nghĩ áp xe răng không ảnh hưởng tới các bộ phận trong cơ thể là sai lầm hoàn toàn. Khi những vi khuẩn ở răng phát tán, lan rộng, di chuyển theo mạch máu, nhiễm trùng não, dẫn tới hôn mê vùng não.

Nguyên nhân gây nên bệnh áp xe răng ở trẻ em

Biết những nguyên nhân gây áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ, bạn sẽ giúp con phòng tránh tình trạng này dễ dàng hơn. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây áp xe. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:

– Sâu răng: Đây là nguyên nhân chính gây áp xe răng ở trẻ nhỏ.

– Tổn thương răng do chấn thương hoặc té ngã, dẫn đến răng bị gãy hoặc mẻ. Tình trạng này khiến răng có những khoảng trống, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ.

– Tăng áp lực lên răng do thói quen nghiến răng cũng là một trong những nguyên nhân gây áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ.

Sâu răng là nguyên nhân chính gây áp xe răng ở trẻ nhỏ

Điều trị áp xe răng ở trẻ em

Điều trị áp xe răng ở trẻ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí bị áp xe.

– Trong trường hợp áp xe được phát hiện trong giai đoạn sớm, Bác sĩ có thể sẽ hút mủ ra bằng việc cắt ổ áp xe và làm sạch bằng dung dịch muối sinh lý hoặc nước muối.

– Nếu răng đã hoàn toàn bị tổn thương, Bác sĩ có thể sẽ nhổ răng ra để ngăn tình trạng nhiễm trùng không lan rộng

Bác sĩ có thể sẽ nhổ răng ra để ngăn tình trạng nhiễm trùng không lan rộng

– Trong một số trường hợp, Bác sĩ có thể sẽ tiến hành rút tủy răng để điều trị răng bị nhiễm trùng và giúp răng không bị tổn thương thêm.

– Trong suốt quá trình này, Bác sĩ  sẽ tạo ra một môi trường chân không tại răng và sẽ rút mủ ra trước khi bịt lại. Ngoài ra, Bác sĩ  cũng có thể sẽ kê đơn kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng này lan tới các phần khác hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Cách phòng ngừa áp xe răng ở trẻ em

– Cách tốt nhất để phòng tránh áp xe răng ở trẻ là các phụ huynh nên vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt. Hãy khuyến khích trẻ đánh răng ngày 2 lần bằng bàn chải mềm đồng thời súc miệng sạch sẽ sau khi ăn.

Hãy khuyến khích trẻ đánh răng ngày 2 lần bằng bàn chải mềm

– Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng tốt mỗi ngày cũng yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. 

– Đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng là điều thực sự cần thiết. Có như vậy, bạn mới có thể kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường trên răng, nướu ở giai đoạn sớm. Tuyệt đối không nên để áp-xe răng có biểu hiện rõ rệt ra ngoài rồi mới cho bé đi khám và điều trị.

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh áp xe răng ở trẻ em. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh, nhất là những ai đang có con mắc phải tình trạng này.

 

Bài viết liên quan